Bật mí kinh nghiệm chọn tủ bếp: chất liệu, kích thước tủ bếp
15/06/2022

Bật mí kinh nghiệm chọn tủ bếp: chất liệu, kích thước tủ bếp

Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn luôn là đề tài được mọi gia đình quan tâm khi có nhu cầu cải thiện không gian bếp của mình - nơi thổi hồn cho mọi bữa ăn. Việc lựa chọn tủ bếp với kích thước phù hợp, không những mang đến sự tiện nghi cho người dùng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. Nếu bạn đang tò mò nên lựa chọn tủ bếp bằng chất liệu gì, kích thước ra sao thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo tủ bếp

Trước khi tìm hiểu chi tiết về kích thước tủ bếp, hãy cùng khám phá về cấu tạo của tủ bếp. Thông thường, cấu tạo tủ bếp gồm có ba bộ phận chính như sau: khung tủ, mặt tủ và các loại phụ kiện đi kèm. Về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng của từng bộ phận sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. 

Ảnh 1: Cấu tạo tủ bếp gồm 3 bộ phận chính: khung tủ, mặt tủ và phụ kiện tủ bếp

Khung tủ bếp

Khung là bộ phận đóng vai trò chủ đạo trong cấu tạo tủ bếp, bởi nó liên quan đến vẻ đẹp và độ bền của sản phẩm. Từ những tấm vật liệu làm tủ bếp, những người thợ điêu luyện sẽ gia công thành bộ khung với kiểu dáng, đặc điểm và giá thành phù hợp nhu cầu của khách hàng. Các loại vật liệu thường được sử dụng để gia công khung tủ bếp bao gồm:

  • Gỗ tự nhiên: có rất nhiều loại gỗ tự nhiên với các chủng loại và giá thành khác nhau được ứng dụng để làm khung tủ bếp. Độ bền của loại gỗ này lên đến vài chục năm, vì vậy đây là chất liệu phổ biến nhất được dùng làm tủ bếp.

  • Gỗ công nghiệp: chất liệu này được ép từ bột gỗ tự nhiên hoặc dăm gỗ kết hợp cùng các loại chất phụ gia. Cấu tạo tủ bếp gỗ công nghiệp thường có mặt ngoài được phủ một lớp Acrylic bóng gương hoặc Laminate nhám với độ bền lên đến 20 năm. 

  • Nhôm: loại vật liệu này có giá thành rẻ nhất nhưng độ bền lại rất cao và tạo nên tính thời trang, sang trọng cho tủ bếp.

  • Nhựa: là loại vật liệu làm khung tủ bếp rẻ tiền, có bề mặt tương đồng với gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, độ bám ốc vít và khả năng chịu nhiệt lại không thể so sánh được với gỗ. 

  • Inox: chất liệu này thường được sử dụng làm bộ khung sườn của tủ nhằm đảm bảo sự chắc chắn và ít khi được dùng làm bề mặt tủ bếp. Inox có đặc tính là cứng cáp, bền nên thường được dùng làm tủ bếp công nghiệp tại các nhà hàng, quán ăn.

Mặt tủ bếp

Bộ phận tiếp theo của cấu tạo tủ bếp là mặt tủ bếp. Nó có công dụng bảo vệ tủ khi người dùng thực hiện thao tác trên bề mặt và tăng tính thẩm mỹ. Với vai trò đó, người dùng thường lựa chọn chất liệu đá ốp có độ cứng cao để chế tác nên mặt tủ, điển hình là một số loại đá như:

  • Đá tự nhiên: là loại đá được sản xuất từ 93% đá thạch anh và 7% còn lại là một số chất khác nhằm tăng khả năng chống ố cũng như tính ổn định. Đá tự nhiên có giá thành hơi cao, nhưng bề mặt bền và đẹp hơn so với đá nhân tạo. 

  • Đá nhân tạo: loại đá này có màu sắc đa dạng, giá thành phải chăng và dễ dàng sửa chữa hoặc khắc phục khi có trầy xước hoặc vết nứt.

Phụ kiện tủ bếp

Phụ kiện đi kèm với tủ bếp thường được làm bằng inox, với công dụng khác nhau giúp quá trình nấu ăn của người dùng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Một số loại phụ kiện có thể kể đến như: kệ đựng dao thớt, mâm xoay, giá chén đĩa, khay phân chia hộc tủ, kệ đựng gia vị,...

Ảnh 2: Phụ kiện tủ bếp đi kèm

Kích thước tủ bếp

Thông thường, khi tính đến kích thước của tủ bếp sẽ dựa trên 2 phần là tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Các số đo liên quan đến chiều rộng của tủ bếp có thể khác nhau nhưng kích thước về chiều cao và chiều sâu phải được đảm bảo đúng tiêu chuẩn để người dùng có thể dễ dàng sử dụng. Các gian bếp thông thường có tổng chiều cao trung bình từ 2200mm đến 2400mm.

 

Đối với tủ bếp trên

Tủ bếp trên thông thường là các loại tủ bếp treo tường, được thiết kế và lắp đặt với mục đích lưu trữ đồ gia dụng và “tô điểm” cho không gian bếp. Kích thước tủ bếp trên tiêu chuẩn là:

  • Chiều cao: từ 350mm đến 700mm hoặc 900mm với chiều sâu trung bình của tủ là 300 - 350mmm

  • Chiều rộng chuẩn của tủ bếp là bội của 10 hoặc 15cm với một số kích thước phổ biến như: 300, 400, 450, 500, 600, 800, 1000mm.

 

Đối với tủ bếp dưới

Loại tủ bếp này cần đảm bảo sự chắc chắn để tạo thành bệ đỡ và bảo vệ cho mặt bàn bếp. Vì vậy, kích thước tủ bếp dưới thường được đánh giá dựa trên 3 thành phần: chiều cao tủ bếp, chiều cao của chân tủ bếp và độ dày của mặt bàn.

  • Chiều cao của tủ bếp dưới thường dao động từ 820-920mm (được tính từ sàn lên tới mặt bàn bếp). Chiều rộng của tủ thường là bội số của 10 và 15cm (giống như tủ bếp trên). Và chiều sâu tủ bếp từ 560mm đến 600mm.

  • Chiều cao của chân đế tủ bếp được ước tính là 90mm đến 100mm và có độ sâu được thiết kế thụt vào so với tủ bếp dưới là 70mm.

  • Độ dày của mặt bàn bếp tiêu chuẩn là 20 - 40mm với độ rộng của mặt bàn bếp trong khoảng 600-650mm

 

Với những kích thước tiêu chuẩn trên đây, người dùng có thể thoải mái sử dụng mà không lo bị va chạm, vướng víu. Đặc biệt, kích thước tủ bếp dưới sẽ phù hợp để các loại thiết bị “cồng kềnh” như: bồn rửa, bếp từ, lò nướng,...

Khi lắp đặt, tủ bếp trên và dưới thường cách nhau 35cm đến 60cm và kích thước tiêu chuẩn thường là 46cm. Bởi khu bếp nấu trong mọi gia đình thường có yêu cầu về khoảng cách từ 60 - 80cm. 

Ngoài ra, tại một số không gian bếp khác, chủ nhà mong muốn lắp đặt thêm tủ bếp giữa. Loại tủ này thường có kích thước chiều cao là 120 - 150cm và chiều sâu giống với kích thước tủ bếp dưới.

Ảnh 3: Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn

 

Cách tính giá tủ bếp

Phụ thuộc vào chất liệu, kích thước và các loại phụ kiện tủ bếp đi kèm mà cách giá tủ bếp cũng sẽ khác nhau. Cách tính giá tủ bếp trọn gói là:

Giá tủ bếp = giá của tủ bếp trên và dưới + giá phụ kiện tủ bếp đi kèm (kệ để dao, thớt, nồi, đá bàn bếp, kính ốp bếp,...)

Trong đó:

  • Cách tính giá thường phụ thuộc kích thước tủ bếp, cụ thể là mét dài = (chiều dài của tủ bếp trên + chiều dài tủ bếp dưới)/2

  • Giá tủ bếp được tính theo công thức = số mét dài * đơn giá

  • Trong trường hợp khách hàng chỉ muốn làm tủ bếp trên hoặc tủ bếp dưới thì cách tính giá tủ bếp như sau: giá tủ bếp trên = giá tủ bếp dưới = 2/3* giá niêm yết của cửa hàng.

  • Trong trường hợp khách hàng đã có sẵn bệ bê tông ở trong gian bếp thì cách tính tiền tủ bếp vẫn không thay đổi.

Đối với cách tính m dài tủ bếp, khách hàng có thể tham khảo chi tiết dưới đây:

  • Cách tính mét dài tủ bếp chữ L: kích thước mét dài của tủ bếp = tổng chiều dài 2 cạnh tủ trừ đi vị trí giao nhau.

  • Cách tính mét dài tủ bếp chữ I bằng tổng chiều dài tủ bếp cộng với phần kích thước vượt chuẩn (như phần khung tủ lạnh,...)

Các loại chất liệu làm tủ bếp

“Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì?” là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất của khách hàng khi có ý định sở hữu tủ bếp mới cho ngôi nhà của mình. Hiện nay, người tiêu dùng thường lựa chọn tủ bếp được làm bằng 5 loại vật liệu phổ biến dưới đây:

Ảnh 4: Nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì?

Tủ bếp làm từ gỗ tự nhiên

Đây là loại tủ bếp ra đời sớm nhất trong các gian bếp Việt, với nhiều kiểu dáng, họa tiết khác nhau. Đối với gỗ cao cấp thường có khả năng chịu nhiệt tốt, độ bền cao và có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu. Điểm yếu của tủ bếp bằng gỗ tự nhiên là thường dễ bị mối mọt, cong vênh, nặng và giá thành cao.

Tủ bếp làm từ gỗ công nghiệp

Loại bếp này đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay, bởi ưu điểm chịu nhiệt tốt, chống mối mọt, dễ vệ sinh và mẫu mã phong phú, hiện đại. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm lại không tốt bằng các vật liệu khác (ngoại trừ gỗ công nghiệp có lõi chống ẩm).

Tủ bếp làm bằng chất liệu Inox

Loại tủ này phù hợp với bếp ăn công nghiệp và thường có độ bền cao (với Inox 304 cao cấp), khả năng chống mối mọt, ăn mòn tốt, không cong vênh, chịu nhiệt tốt. Dù vậy, tủ bếp bằng Inox thường dễ bị loang ố, gây mất thẩm mỹ và không hợp phong thủy nhiều người. 

Tủ bếp được làm từ kính

Loại tủ bếp này có ưu điểm vượt trội là giá thành phải chăng, độ bền cao, không ngấm nước, mối mọt và chống cháy. Hạn chế của tủ bếp làm bằng kính là tính thẩm mỹ không cao, dễ bị vỡ, móp và phát ra tiếng động trong quá trình sử dụng. 

Tủ bếp được làm từ nhựa

Gỗ nhựa thường được làm từ bột gỗ, nhựa và các chất phụ gia gốc Cellulose hoặc vô cơ. Loại tủ này có ưu điểm là chống mối mọt, cong vênh, chống nước tốt và dễ vệ sinh. Nhược điểm của tủ bếp nhựa là độ bền kém. 

Kinh nghiệm chọn tủ bếp

Để sở hữu tủ bếp đẹp, sang trọng, tiện nghi và phù hợp với không gian phòng bếp, bạn có thể tham khảo và “bỏ túi” một số bí quyết dưới đây:

Ảnh 5: Kinh nghiệm lựa chọn tủ bếp dành cho mọi gia đình Việt

  • Lựa chọn kích thước tủ bếp phù hợp với diện tích phòng bếp. Điều này không những giúp không gian bếp trở nên sang trọng mà còn tạo cảm giác thoải mái, tiện nghi khi sử dụng. 

  • Thiết kế kiểu dáng của tủ bếp hợp lý với không gian phòng bếp. Tùy thuộc vào diện tích lớn nhỏ, cách bố trí các thiết bị, dụng cụ đi kèm mà bạn có thể lựa chọn tủ bếp chữ I, L hoặc U sao cho phù hợp.

  • Chất liệu làm tủ bếp:  mỗi loại chất liệu đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, tùy vào nhu cầu của từng gia đình mà bạn có thể quyết định lựa chọn chất liệu làm tủ bếp phù hợp.

  • Màu sắc tủ bếp phù hợp với phong cách nhà ở, sơn tường nhà hoặc không gian sống.

  • Lựa chọn đơn vị làm tủ bếp uy tín nhằm đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ


Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến kích thước tủ bếp tiêu chuẩn và bí quyết lựa chọn tủ bếp dành cho mọi gia đình. Mong rằng, qua bài viết này gia đình bạn sẽ lựa chọn và cải tạo được tủ bếp đẹp, hiện đại, sang trọng và phù hợp. Nếu có nhu cầu tư vấn, thiết kế hoặc chọn mua tủ bếp bạn có thể liên hệ với Nội Thất Bếp Việt để được hỗ trợ tốt nhất. Nội Thất Bếp Việt - đơn vị cung cấp tủ bếp và thiết bị nội thất uy tín, chất lượng với mức giá tốt nhất dành cho gia đình Việt.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: